Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, March 06, 2019 , 0 bình luận

Cuối tháng 12-2018, 100 cá nhân, tổ chức tự thấy “có tư cách nhân danh” “nguyện vọng, ý chí của người dân Việt Nam” (!) đã ký tên vào một văn bản gắn với hai chữ “yêu sách” để công bố trên internet, và RFA, BBC, VOA, RFI,… đã nhanh chóng nhập cuộc để quảng bá rùm beng.


Trắng trợn bịa đặt thông tin Trung Quốc 'nổ súng' chiếm đảo Thị Tứ



Thế nhưng, tương tự số phận của các văn bản loại này, chỉ sau ít ngày, “yêu cầu” nọ lập tức vô tăm tích, thậm chí những người từng ký tên cũng quên luôn, có lẽ vì còn mải nghĩ ra văn bản khác để hè nhau ký tá. Và y như rằng, sau khi có tin Tổng thống Mỹ đến Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ - Triều Tiên, hầu như 100 cá nhân, tổ chức nọ lại tiếp tục ký “thư ngỏ” gửi Tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời hô hào tham gia ký tên!
Nhưng xem ra “thư ngỏ” lần này của họ quá “khó ngửi”, nên sau khi công bố, ngay đến mấy người xưa nay vốn rất thiếu thiện chí với Việt Nam cũng phải dè bỉu, giễu cợt, xem thường. Như đề cập, nội dung kỳ quái của “thư ngỏ” viết: “Nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi giá; và để bảo vệ những quyền thiêng liêng ấy, chúng tôi sẽ phải tự cường bằng con đường cải tổ đất nước, dân chủ hóa, văn minh hóa, theo “một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21” mà Hoa Kỳ đề xướng”, Thạch Đạt Lang - kẻ chống cộng đến điên cuồng, đã đặt câu hỏi rồi trả lời: “Tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21 mà Hoa Kỳ đề xướng ra sao, ai soạn thảo, ban hành…?


Trang 'tạp nham' Tiếng dân chuyên đăng tải những bài viết hận thù, kích động chống phá (Ảnh Thành Nam)


Nếu có, đó có phải là mẫu mực sống cho tất cả mọi người trên thế giới? Tiêu chuẩn sống của người dân trong một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế, địa chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục... Không thể đem tiêu chuẩn sống của người dân đất nước này áp dụng vào quốc gia khác” sau đó nhận xét: “Một trăm nhân sĩ, trí thức, đại diện các tổ chức xã hội dân sự… đồng ký tên vào một lá thư rỗng tuếch với lời lẽ viển vông, mâu thuẫn, thiếu thực tế,… ý tưởng sáo rỗng, lời văn cường điệu”! Còn từ nước Đức, Phạm Thị Hoài thì thẳng thắn: “tôi cho rằng dù thế nào cũng không nên tuyên bố rằng 96 người và 4 tổ chức xã hội ký tên vào bức thư ngỏ này phát ngôn cho “ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài”…”, qua đó có thể hiểu Phạm Thị Hoài coi việc làm này là tiếm danh vô lối. Và tuy không nói thẳng ra, nhưng qua việc phân tích vấn đề “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ” lại dựa vào “sự vững mạnh của cộng đồng các nước dân chủ tự do toàn thế giới” trong bối cảnh cộng đồng này “đang lâm vào một cuộc khủng hoảng lịch sử” thì “không khác gì gửi gắm tương lai vào con bệnh thay vì vào một nền y học tiến bộ”, có thể thấy Phạm Thị Hoài cũng chẳng thích thú gì với việc mấy vị tự nhận hoặc được gọi là nhân sĩ, trí thức lại cầu cứu nước ngoài giúp “cải thiện chính trị ở Việt Nam”!


Nguyễn Quang A kêu gọi ký thư ngỏ trên trang cá nhân của mình (Ảnh Thành Nam)
Góp công sức chấn hưng, phát triển, bảo vệ chủ quyền đất nước là trách nhiệm của mọi người con đất Việt, song không ai có quyền nhân danh người khác. Và không biết những người say mê ký các loại thư ngỏ, kiến nghị sẽ nghĩ gì nếu biết Thạch Đạt Lang viết rằng: “Nếu không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người trí thức thì nên im lặng, sẽ không ai trách cứ được mình nhưng xin đừng làm chuyện ruồi bu. Chẳng có đất nước nào có thể tự cường, bảo vệ được độc lập, tự do với những trí thức chỉ có khả năng viết thư ngỏ, kiến nghị, yêu sách”?
Tư Nguyên (Thời nay)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X