Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, August 24, 2020 , 0 bình luận


(Tindautruongdanchu)-Trước khi Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, ông đã để lại cho dân tộc “tài sản” quý giá, trong đó phải kể đến dấu ấn sâu đậm trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) - Khóa VIII với quan điểm “đã tắm thì phải gội đầu”. Nghị quyết chính là sự khơi nguồn để các Nghị quyết tiếp theo thực hiện và đạt nhiều kết quả cao đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới.

Những kẻ luôn đi ngược xu thế phát triển của khoa học




Cuộc đời ông tham gia quân đội, kinh qua các trận mạc, trưởng thành từ môi trường quân đội, từng là Chính ủy kiêm trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304; Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Quân đoàn 2; Phó Bí thư Quân khu ủy Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó Tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ Nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 6 - 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, ông được bầu vào Ban Chấp hành trung ương. Ngày 26 - 12 - 1997, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu làm Tổng Bí thư (đến tháng 4 - 2001). Trên cương vị của mình, ông luôn canh cánh, khát khao phải làm sao để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sự trăn trở, trách nhiệm và khát khao ấy được kết tinh kết tinh trong nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) - Khóa VIII với quan điểm “đã tắm thì phải gội đầu” - mang đậm dấu ấn Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, với ý chí, niềm tin và phải tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình để “làm cho Đảng trong sạch trở lại”. Quan điểm ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây cũng chính là một trong những cơ sở, chứng cứ để chống lại một số quan điểm sai trái đang “tràn lan” trên mạng cho rằng, Nguyên Tổng bí thư là người “hại nước, hại dân” và là Người ký kết “nhượng đất cho Trung Quốc”.


Đối tượng Hoa Mai Nguyen sao phải hèn hạ cố tình vu khống...


Với quan điểm được đưa ra trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) lần đầu tiên sau chiến tranh, Đảng ta chỉ rõ: “Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn.

Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ”. Từ đó, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu không những chỉ ra: “Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt tư tưởng, dao động về con đường xây dựng CNXH. Đáng chú ý là có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, vi phạm luật pháp nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình”, mà còn chính thức tuyên bố mở cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tiến hành tự phê bình và phê bình từ ngày 19/5/1999 đến ngày 19/5/2001 với mục đích làm trong sạch Đảng, nâng cao sức chiến đấu, vai trò và thanh danh Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với một Đảng cầm quyền và sự tồn vong của chế độ ta.

Trước yêu cầu đòi hỏi bức thiết của thực trạng đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phát huy cao nhất nội lực, cần kiệm liêm chính thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại xa hoa, tham nhũng, phung phí tiền của, bỏ mặc tài sản, của công mất mát, hư hỏng và bị phá hoại. Vì vậy, với tầm nhìn sắc bén, nhanh nhạy với thời cuộc, ông đã sớm phát hiện sự suy thoái đạo đức, lối sống, tình trạng cửa quyền, tham ô trong bộ máy của Đảng và chính quyền (trong đó, có cả cán bộ cấp cao), từ đó đặt ra yêu cầu phải chấn chỉnh, ngăn ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, quan liêu. Các cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, các ngành, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng, lãng phí tại đơn vị mình. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải làm tốt việc xử lý và kết luận các đơn thư tố cáo tham nhũng đối với cán bộ các cấp. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, chống quan liêu phải được chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình tiến hành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội… Trong “cuộc chiến mới” này, ông nêu tinh thần chỉ đạo “tắm gội phải từ trên đầu xuống chứ không phải từ ngang thắt lưng”. Từ đó, một“Cuộc kiểm điểm phê và tự phê bình trong Bộ Chính trị được làm rất nghiêm túc, quyết liệt, thẳng thắn… Từ các cuộc kiểm điểm này, quyết tâm chỉnh đốn Đảng lan toả ra toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, ra toàn thể các cấp uỷ. Việc tổ chức kiểm điểm các thành viên Bộ Chính trị rất nghiêm túc, từng người tự viết kiểm điểm rồi đứng lên đọc, sau đó các thành viên khác góp ý. Có cuộc kiểm điểm Bộ Chính trị họp tới 10 ngày, góp ý thẳng thắn với từng người, không chỉ về thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao mà còn về lối sống, quan hệ gia đình, xã hội, tạo sự chuyển biến từ trên xuống dưới, tạo được thái độ thẳng thắn chân thực không bị dao động hay thiếu bản lĩnh trong những quyết định. Với nhiệt huyết cháy bỏng làm trong sạch Đảng, ông đã được đánh giá người quyết liệt, đặt nền móng để khởi động lại việc chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới.

Đó là “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã đánh dấu sự khơi nguồn, đặt nền móng cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cơ sở, mạch nguồn để  nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI và Trung ương 4 khóa XII tiếp tục thực hiện quyết liệt, bài bản, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị vào công cuộc chống tham nhũng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của Đảng đối với nhân dân. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ ra “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là sự tiếp nối Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (lần 2). Nghị quyết Trung ương 4 chỉ ra thực trạng suy thoái, từ đó, Trung ương, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đội ngũ cán bộ chủ chốt của các Ðảng bộ trực thuộc Trung ương “khởi động” cần tự phê bình và phê bình để làm rõ có hay không có sự mơ hồ, dao động về CNXH và con đường đi lên CNXH, để các Nghị quyết tiếp theo Đảng ta tăng tốc làm mạnh mẽ, quyết liệt đối với tệ nạn tham nhũng - “những con sâu làm ràu nồi canh”

Điều này thể hiện mạnh nguồn tiếp nối, từ sự suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức và lối sống không chỉ tiềm tàng ở một nơi nào đó mà nó hiện diện tại không ít nơi, không chỉ ở một vài người hay nhóm người nào đó mà đáng lo ngại là, hiện diện khá rộng, sâu và phức tạp trong một bộ phận đáng kể đội ngũ cán bộ, đảng viên từ năm 1999, Đảng ta chỉ rõ: “...Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị ... của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn” (1). Tại Đại hội IX (2001), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Trong công tác xây dựng Đảng... chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống”(2); và Đại hội X (2006) chỉ rõ: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi... Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”(3). Tới Đại hội XI (2011), Đảng ta tiếp tục cảnh báo: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”(4). Năm năm sau, tại Đại hội XII, Đảng ta vẫn cảnh báo và đặt ra trọng trách: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”(5). Đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, ít nhất trong tầm nhìn tới năm 2021. Dấu ấn về chặng đường ấy, chính Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là “kiến trúc sư” - Người có công khai sáng, mở đường để Đảng ta tiếp tục làm “cuộc cách mạng” - thanh Đảng, từng bước nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, và đó cũng là vấn đề sống còn đối với một Đảng cầm quyền. Để rồi đến nay, một số cán bộ cấp cao trong Đảng và Chính phủ ta đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những vi phạm của mình.

Chứng kiến công tác chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo quyết liệt, hiệu quả của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi thường nói với nhau rằng giá như việc này được thực hiện quyết liệt, thực chất và liền mạch từ thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đến nay thì nhiều vấn đề đã không để xảy ra như vậy. Chúng tôi tự hào về ông, một nhà lãnh đạo can trường đã chiến đấu, làm việc suốt đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Khi đã về hưu, trước những vấn đề tồn tại, bức xúc của đất nước mà ông nhìn thấy, hoặc những vấn đề được nhân dân phản ảnh, ông thường gọi những cán bộ thân cận, tin tưởng đến để trao đổi thẳng thắn, sau đó ông có ý kiến góp ý, đề xuất với Bộ Chính trị.

“Thực tế trong Đảng cũng có những giai đoạn có vấn đề này, vấn đề khác không đi đúng quỹ đạo trong Đảng khi đó có một số vấn đề suy thoái, cả về tư tưởng chính trị cũng như lối sống - dù mới chỉ chớm nở, bắt đầu thì bị phát hiện.. đã kịp thời ngăn chặn sự suy thoái khi nó mới manh nha. Nghị quyết này cũng tạo nên một sức mạnh mới, sức chiến đấu mới để xây dựng Đảng và lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Phạm Nhung

(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 24
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 52
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 263 – 264
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 173
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 201

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X