Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, November 09, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Biết là ngược dòng nhưng đối tượng Quoc Tuy Nguyen vẫn cố tình biện hộ và được RFA hậu thuẫn loan tải hòng đánh lừa dư luận về Quy định số 37.

>>‘Tiếng dân’ hay 'tiếng' của những đối tượng cơ hội

>>‘Thực chất cuộc chiến chống tham nhũng’ nên nhìn vào thực tế!

>>Sao không 'chung tay' cùng Đảng chống tham nhũng!

>>'Lễ trận vong' tổ chức sao cho xứng!

>>Lại chiêu trò chính trị hóa vụ khởi tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường

Liên quan đến sự kiện ngày 25/10/2021 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành trung ương ký ban hành quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm với rất nhiều các điểm mới, trong đó “Điều 9 quy định đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định” và RFA cũng như một số trang tin thiếu thiện chí khác cũng loan tải thông tin về quy định này với những chủ đích thiếu thiện chí.

Ngày 28/10/2021 Đài Á Châu Tự Do giật tít đưa tin với bài viết “Đảng viên CSVN bị cấm nhập tịch nước ngoài, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh” với những thông tin thiếu tích cực, hướng lái người đọc hiểu nhầm quy định 37 của Đảng về việc bao biện, bao che cho những đảng viên là cán bộ cấp cao của Đảng cũng như phê phán tính thiếu tính pháp lý, thực tiễn của quy định này. Những thông tin RFA đưa ra, ngay lập tức có ‘đội quân’ bình luận với những luận điệu bẻ cong sự thật, thậm chí chửi bới, quy chụp vai trò lãnh đạo của Đảng, của cá nhân cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước.

RFA cố tình đăng tải thông tin có tính chất hướng lái dư luận hiểu sai về Quy định số 37

Trước hết, chúng tôi muốn bàn đến tính pháp lý của Quy định số 37 mà trong đó đề cập đến vấn đề “đảng viên không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định”. Quy định số 37 là quy định của Đảng chỉ áp đối với đảng viên hoàn toàn không phải là một văn bản quy phạm pháp luật và nội dung của nó không hề trái với quy định của pháp luật hiện hành. Những quy định liên quan đến nhập tịch, xin thôi quốc tịch đối với công dân Việt Nam nói chung và đối với đảng viên nói riêng phải tuân thủ theo quy định của Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, trong đó điều 4 xác định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác” và điều 1, khoản  Điều lệ Đảng quy định: “1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.”. Như vậy, đã là đảng viên Đảng Cộng sản phải là công dân Việt Nam và đã là công dân Việt Nam thì chỉ có một quốc tịch. Theo đó, muốn nhập tịch quốc gia khác thì không thể là đảng viên và phải phù hợp với quy định của luật quốc tịch Việt Nam cũng như quy định về quốc tịch của quốc gia mà người đó muốn xin nhập quốc tịch. Tương tự như vậy, vấn đề “chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản” cũng hoàn toàn phù hợp so với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và quy định riêng của Điều lệ Đảng đối với đảng viên. Vậy, RFA loan tải thông tin cho rằng ‘Quy định 37’ của Đảng không phù hợp ở chỗ nào ?

Thứ hai, theo chúng tôi Quy định số 37 của Đảng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới khi mà nhiều đối tượng cán bộ, công chức là đảng viên tham nhũng lợi dụng các quy định khác biệt về pháp luật của các quốc gia khác nhau để ‘tạo chỗ lẩn trốn’, tẩu tán tài sản,… Chính việc các quốc gia quy định khác nhau về quốc tịch như có quốc gia khi cho công dân nước ngoài nhập tịch không quy định phải xin thôi quốc tịch Việt Nam nên dẫn đến việc một công dân có thể có hai quốc tịch, điều này tạo điều kiện cho đảng viên tạo dựng trước cho mình ‘nơi trú ẩn an toàn’ sau khi về hưu hoặc ‘bỏ trốn khi bị phát hiện’. Cũng vấn đề quy định khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nên vấn đề gửi tiền, mua bất động sản, động sản đã vô tình tạo điều kiện cho các quan tham ‘bảo toàn’ tài sản tham nhũng của mình, gây khó khăn cho việc phát hiện, thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Thực tiễn đã có nhiều vụ án  đã bị đưa ra xét xử và nhiều đối tượng là cán bộ, đảng viên đang bỏ trốn cho thấy một lỗ hổng không phải chỉ pháp luật Việt Nam mà đó là ‘lỗ hổng’ do mâu thuẫn pháp luật của các quốc gia về nhập tịch, xin thôi quốc tịch, gửi tiền, mua, bán động sản, bất động sản,…

Từ phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc Đảng ban hành Quy định số 37 với nội dung sửa đổi trên là hết sức cần thiết nó không chỉ phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn đáp ứng, khắc phục những bất cập trong việc hạn chế việc bỏ trốn, tẩu tán tài sản tham nhũng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quy định này nhận được sự đồng thuận lớn của đảng viên nói riêng và của nhân dân nói chung thì lại có những tiếng nói lạc lõng xuất phát từ sự ‘châm ngòi’ của những trang tin thiếu thiện chí như RFA.

Đặng Dương-Ngọc Tú

Tags:
  1. Thắt chặt các đầu mối để ngăn chặn tham nhũng thì tốt có gì xấu mà RFA cũng quan tâm thái quá nhuể

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X