Nhìn nhận một cách khách quan, về cơ bản, môi trường báo chí của ta đang phát triển đúng hướng, lành mạnh. Thế nhưng cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng, bên cạnh sự lành mạnh, môi trường báo chí vẫn còn “những vẩn đục, rác rưởi gây ô nhiễm”. Cụ thể là, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều trái với đạo lý, lương tâm, vi phạm pháp luật. Càng nguy hiểm hơn khi xuất hiện những “nhà báo hai mặt” bị các thế lực thù địch, phản động móc nối, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
>>Sao chỉ biết 'kêu gào' vô lối!
>>Đừng ‘giả tưởng’ về cụm từ ‘vaccine Trung Quốc’
>>RSF lại xuyên tạc, bôi nhọ trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam
>>Thủ đoạn đánh lận mục đích, ý nghĩa Quỹ vaccine phòng COVID-19
>>'Quỹ Vaccine phòng Covid-19': Đừng 'ác ý' gây bức xúc dư luận
Không thể phủ nhận vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam
Nhìn lại chặng đường 96 năm đi qua, đội ngũ những người làm báo vinh dự, tự hào và vững tin khẳng định rằng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những cống hiến quan trọng vào những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà cũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam: “Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng; nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự là “lời hịch cách mạng”, “tiếng gọi non sông” thúc giục đồng bào cả nước cùng ra trận. Từ trong máu lửa chiến tranh, hàng trăm nhà báo - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng và của dân tộc”.